vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:
Tin mới đăng:
Giáo dục 24h
Xã Hội
Quốc tế
Tin Tức seo
Truyện ngắn hay
Công Nghệ
Nội Thất Toàn Tâm
Thế giới bếp
Bạn đọc
Kiến thức


Mua bếp điện từ giá rẻ - lợi bất cập hại.
Thị yếu của người dân Việt Nam Thường hay thích đồ rẻ, chính vì vậy hàng trung quốc, hàng kém chất lượng ồ ạt tràn vào nước ta,chỉ với khoảng 4 đến 5 triệu là chúng ta có thể mua được 1 chiếc bếp điện từ 2 bếp và 3 bếp nấu.Nhưng chất lượng của các loại bếp này chưa được kiểm.Vì vậy bạn phải cẩn thận hơn khi đi mua các sản phẩm bếp điện từ.

  Trên thị trường thiết bị nhà bếp hiện nay xuất hiện rất nhiều các sản phẩm bếp điện từ của rất nhiều các thương hiệu.Bên cạnh các loại sản phẩm bếp điện từ cao cấp được nhập khẩu từ châu âu như bếp điện từ Fagor,bếp điện từ Teka,…thì có xuất hiện một số loại bếp điện từ giá rẻ, sản phẩm có tên hiệu, hãng sản xuất, tem kiểm định… hẳn hoi nhưng chất lượng của các loại bếp điện từ này vẫn đang là dấu hỏi lớn đối với người tiêu dùng.


 Thật vậy,để hạ giá thành sản phẩm thì các loại bếp giá rẻ mà không phải của các thương hiệu lớn thì thường sử dụng loại kính chịu nhiệt kém, phần điều khiển gia nhiệt dùng IC điều khiển chất lượng thấp nên dễ bị hỏng lặt vặt như hư mạch điện, cháy IC điều khiển hoặc bể mặt kính bếp điện.


 Dùng các loại sản phẩm này thường tuổi thọ ngắn và dễ hư hỏng nếu người sử dụng không biết cách bảo quản. Mặt khác, nguyên lý hoạt động chung của thiết bị này là sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao bếp từ. Đối với loại bếp điện từ giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc, các nhà sản xuất nhiều khi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng yêu cầu về kỹ thuật bếp hồng ngoại. Dây dẫn điện không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch. Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị “lão hóa”, gỉ sét, cũng dẫn đến chập điện và có thể gây cháy nổ…

Bếp điện từ nói chung hay bếp từ nói riêng đang là sự lựa chọn số một của các gia đình để thay cho bếp gas vốn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.Tuy nhiên,vẫn có nhiều ý kiến lo ngại rằng dùng bếp từ thì có hại cho sức khỏe.Liệu lo ngại trên có đúng hay không?


 Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện Foucoult. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây(khi sử dụng)sẽ tạo ngay tức thời từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Đáy nồi bằng kim loại (sắt nhiễm từ) nằm trong từ trường này sẽ sinh ra dòng điện Foucault và nóng lên, nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường.Như vậy,khi hoạt động thì bếp từ sẽ phát ra một tần số bức xạ.Đó là lý do khiến nhiều người lo sợ rằng dùng bếp từ có hại cho sữ khỏe.


 Tuy nhiên,bức xạ mà bếp từ phát ra có tần số cực thấp,nó chỉ rơi vào khoảng từ 20 kHz đến 30 kHz xem như không có trên bề mặt bếp, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người bep hong ngoai.


 Ngoài ra,bếp từ hoạt động mà không gây ra sự cháy,không sinh ra khí CO2 nên không gian bep dien của bạn rất trong lành,không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.


 Mặc dù vậy khi sử dụng bếp từ bạn cũng nên có một số lưu ý : Người đeo máy trợ tim, trợ thính không nên sử dụng loại bếp này nếu không được phép của bác sĩ; Không để những vật dễ hư hỏng khi bị nhiễm từ gần mặt bếp như băng ghi âm, ghi hình, TV và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác bep tu.


Như vậy,bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua và sự dụng bếp từ mà không nên lo lắng nhiều.

Câu chuyện hàng loạt nhà máy xi măng làm ăn thua lỗ nặng nề, hàng sản xuất không tiêu thụ được dường như đã được báo trước. Từ tình hình kinh tế suy thoái, nhu cầu xây dựng trong nước tuy lớn nhưng từ trước đến nay thị trường xi măng trong nước vẫn luôn ở mức cung vượt quá cầu.

Xoay quanh việc bốn công ty xi măng gồm: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên rơi vào cảnh nợ nần do thua lỗ. Đáng chú ý trong số 4 công ty này, Công ty xi măng Đồng Bành, đơn vị được coi là “cánh chim đầu đàn” của ngành xi măng. Công ty xi măng Đồng Bành thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng COMA - Bộ Xây dựng.
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam. Ảnh: Đ.L

Theo một số liệu thống kê thì số nợ của Công ty xi măng Đồng Bành của Ngân hàng ANZ - chi nhánh Hà Nội đã lên tới con số 747,850 tỉ đồng. Tính trong quý 1/2012 số tiền thua lỗ của công ty này khoảng gần 197 tỉ đồng. Trước đó, Bộ Tài chính đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ANZ. Tuy nhiên, khoản này cũng chưa thấm vào đâu so với các món nợ phải trả cả gốc lẫn lãi trong 5 năm tới là trên 600 tỉ đồng.

Để độc giả có cái nhìn mới, lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng một loạt nhà máy xi măng làm ăn thua lỗ, nợ xấu trên bờ vực phá sản. Phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Sỹ Liêm – P.Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam (nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ xây dựng).
Ngành xi măng phát triển ồ ạt:Hàng loạt các nhà máy xi măng đang ôm nợ
Ngành xi măng phát triển ồ ạt:Hàng loạt các nhà máy xi măng đang ôm nợ
Ngành xi măng phát triển ồ ạt:Hàng loạt các nhà máy xi măng đang ôm nợ
Ngành xi măng phát triển ồ ạt:Hàng loạt các nhà máy xi măng đang ôm nợ
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, tuy Chính phủ đã có chương trình phát triển ngành công nghiệp xi măng. Nhưng việc nhiều doanh nghiệp, tập đoàn “đổ xô” vào theo phong trào đầu tư vào ngành sản xuất vật liệu xây dựng cụ thể là ngành xi măng. Và việc đầu tư lớn trong khi nguồn lực thiếu và yếu, thậm chí có nhiều đơn vị đầu tư thiết bị kỹ thuật hiện đại nhưng hàng sản xuất ra lại không cạnh tranh, không tiêu thụ được.

Lý giả nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp xi măng “chết yểu” hàng sản xuất ra không tiêu thụ được. TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến  chuyện 4 Công ty xi măng nói trên lâm cảnh nợ nần thua lỗ. Trong đó nguyên nhân chủ quan từ phía các Tập đoàn, các Tổng công ty là chính”.

Theo phân tích của TS Liêm “bắt bệnh” phải từ các Tổng công ty, mà trên nữa là đơn vị chủ quản khi đầu tư thiếu thận trọng. Cùng lúc đó nền kinh tế nói chung bị suy thoái, nhu cầu xi măng trên thị trường không còn nhiều. Việc ra đời hàng loạt các nhà máy xi măng trong khi thị trường đang cung vượt quá cầu dẫn đến hậu quả càng trầm trọng.

Hơn nữa các đơn vị doanh nghiệp không chỉ đầu tư riêng cho ngành xi măng. Ví dụ như Vinaconex ngoài đầu tư xi măng còn đầu tư thị trường bất động sản. Từ việc thị trường bất động sản chững lại ảnh hưởng tài chính của nhiều doanh nghiệp.

Khi nguồn vốn quay vòng cho sản xuất xi măng đã “chết” theo bất động sản cũng là lúc doanh nghiệp phải chạy vạy cầu cứu các ngân hàng. Đến khi có vốn quay vòng sản xuất, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được dẫn đến thua lỗ nợ nần.

Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, việc kinh doanh trên thị trường có sự suy thoái, phồn thịnh, có lãi có lỗ nhưng nhìn lại chính mỗi đơn vị kinh tế phải tự rút ra bài học. Thực tế nhiều  Tập đoàn, Tổng công ty lớn đã mạnh rạn thoái vốn ở lĩnh vực kém hiệu quả. Dành nguồn vốn quay vòng cho các dự án khả thi đơn vị kinh tế hiệu quả.

Tuy nhiên theo TS Liêm đây cũng chưa phải cách hay, chính trong lúc khó khăn doanh nghiệp cụ thể các nhà máy xi măng như: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên,  phải khẳng định được năng lực tự đứng vững trên thị trường. Không nên trông chờ vào Tổng công ty hay các Bộ, Ngành đơn vị chủ quản mình được.

Nhà máy xi măng Đồng Bành được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ nhưng hiệu quả không thấy đâu thay vào đó là khoản nợ chồng chất - Ảnh: Công ty CP xi măng Đồng Bành
Điều TS Phạm Sỹ Liêm lo lắng chí là việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nợ hàng trăm tỉ đồng ở các ngân hàng. Trong khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, điều này ảnh hưởng trước mắt đến chính đời sống người lao động. Tình trạng xấu nhất có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp này phá sản, chính người lao động, công nhân trong nhà máy là người chịu ảnh hưởng lớn nhất kéo theo hệ lụy thất nghiệp.

Chình vì lo lắng điều này nên các Bộ, Ngành chủ quản đã phải đứng ra trả nợ, bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp tại ngân hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp không thể mãi trông chờ vào nhà nước mà trước hết nên tự tìm cách vượt qua khó khăn. Có thể bằng việc quy hoặc không sản xuất ồ ạt, phải dựa vào đơn hàng thực tế điều này có thể tiết kiệm nguyên liệu, chi phí sản xuất. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, sản xuất “cầm hơi” như vậy không thể đủ việc làm  không đủ trả lương cho công nhân.
Nhà máy xi măng Thái Nguyên - Ảnh: Công ty CP Xi măng Thái Nguyên
Vì vậy theo TS Phạm Sỹ Liêm, không thể để các Công ty xi măng "chết" lúc này, bởi nếu để xảy ra phá sản đời sống công nhân, người lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết cần phải có giải pháp giãn nợ từ các ngân hàng cho doanh nghiệp từng bước giải quyết vấn đề.

Để có chiến lược dài hơi ở ngành sản xuất xi măng, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng cần phải có tầm nhìn xa hướng đến xuất khẩu sang thị trường có nhu cầu như  Châu Phi. “Điều này muốn thực hiện được chính các doanh nghiệp phải năng động tìm thị trường. Thực tế với lục địa đen đang là nơi thu hút sự đầu tư lớn, nhu cầu xây dựng tái thiết lớn mặt hàng xi măng ở đây sẽ cần rất lớn là cơ hội cho xi măng trong nước đang ế ấm” – TS Phạm Sỹ Liêm cho biết thêm.

Rõ ràng thực trạng ngành xi măng phát triển ồ ạt dẫn đến làm ăn thua lỗ, hàng sản xuất ứ đọng đang là tín hiệu xấu không chỉ với ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Phản ánh qua đường dây nóng 0938 766 888 của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, khách hàng N.V.T hiện đang sinh sống tại Hà Nội, chủ nhân của số điện thoại 0946 561 xxx cho biết, trong suốt thời gian từ 10 giờ sáng đến hơn 15 giờ chiều ngày 29/9 anh đã không thể thực hiện được thao tác nạp tiền vào tài khoản số thuê bao mạng Vinaphone của mình.

"Tôi đã dùng số điện thoại mạng Vinaphone này được gần 5 năm, tuy trong quá trình sử dụng cũng đã xảy ra một số lần nạp thẻ bị lỗi nhưng thời gian chỉ kéo dài trong từ 10 - 15 phút, còn lần này thời gian kéo quá dài từ 10 giờ sáng đến tận hơn 15 giờ chiều mà mạng vẫn cứ báo lỗi, không thể nạp tiền cho thuê bao của mình", anh T cho biết.

ảnh minh họa (nguồn Internet)

Cũng theo anh T cho biết thêm: "Ngay từ lúc 10 giờ sáng tôi đã gọi điện lên tổng đài của Vinaphone để phản ánh, nhân viên trực có nói do mạng bị lỗi và hứa là sau khoảng 1 tiếng sẽ thực hiện được việc nạp tiền điện thoại. Tuy nhiên, chờ mãi cũng không được, đến đầu giờ chiều gọi tiếp lên thì lại nhận được thêm lời hứa nữa là đang xử lý.

Trong khi đó, tài khoản của tôi thì lại đang hết tiền và dù là thứ bảy nhưng vẫn còn biết bao nhiêu công việc đang chờ để liên hệ nhưng chẳng thể nạp thẻ được nên đành chịu cảnh không làm gì... Thực sự là rất bức xúc".

Tương tự trường hợp của anh T, chị T.T.Y, hiện đang sinh sống ở Từ Liêm, Hà Nội, chủ nhân số điện thoại 0912 801 xxx cũng phản ánh qua đường dây nóng, dù thử đi, thử lại nhiều lần nhưng trong suốt nhiều giờ ngày 29/9, chị cũng không thể thực hiện việc nạp thẻ vào tài khoản số điện thoại của mình.

"Gọi lên tổng đài phản ánh thì toàn hứa tầm 30 phút rồi một tiếng sẽ được nhưng mãi cũng chẳng thấy được. Tài khoản thì hết mà việc liên hệ lại gấp, thêm vào đó số này là số quen nên việc dùng số khác gọi đi rất bất tiện. 

Vốn dĩ sóng Vinaphone đã thường xuyên chập chờn, nay lại thêm lỗi này, thực sự khiến cho người dùng như tôi cảm thấy rất bức xúc, thất vọng...", chị Y bày tỏ.

Trao đổi với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trong chiều ngày 29/9, một đại diện của nhà mạng Vinaphone xác nhận, trong ngày 29/9 hệ thống nạp tiền vào tài khoản của mạng này đã gặp phải sự cố nên dẫn đến việc khách hàng không thể thực hiện được việc nạp thẻ vào tài khoản.

"Do trong ngày 29/9, hệ thống của chúng tôi đang gặp phải sự cố nên việc thực hiện nạp tiền vào tài khoản của một số khách hàng gặp phải lỗi. Hiện chúng tôi đang cố gắng khắc phục sớm nhất có thể lỗi này để khách hàng yên tâm nạp thẻ và sử dụng", vị đại diện này nói.

Cũng theo ghi nhận của PV Báo Giáo dục Việt Nam, đến khoảng gần 16 giờ chiều ngày 29/9, việc nạp thẻ điện thoại vào tài khoản của các thuê bao mạng Vinaphone đã trở lại bình thường.

Thị trường bất động sản le lói sôi động với dự án chung cư Đại Thanh (thuộc Dự án khu đô thị mới Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội, do Công ty Xây dựng tư nhân số I Lai Châu làm chủ đầu tư) chào bán các căn hộ giá chỉ từ 10 triệu đồng/m2.

Những ngày qua sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh chật kín khách hàng tới tìm mua căn hộ tại dự án nhà Đại Thanh.


Trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang trình Chính phủ cho phép xây dựng các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ dưới 45m2, và quy định không bắt buộc tỷ lệ diện tích các căn hộ thì chủ đầu tư Dự án nhà Đại Thanh đã thực hiện chào bán ra thị trường.

Hiện chủ đầu tư đang chào bán các căn hộ tại tòa nhà CT10A, B, C, mỗi tầng có gần 10 căn có diện tích 36,16 m2 và 38,48 m2. Trước đấy dự án này cũng từng gây sốt với việc chào bán căn hộ diện tích 42m2 với giá 14 triệu đồng/m2.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi! Độc giả nhớ cung cấp số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ!

Trong khi, theo khoản 1, Điều 40, Luật Nhà ở 2005 có quy định: “Nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2”.

Điều này khiến nhiều người thắc mắc về tính pháp lý của những căn hộ nhỏ, giá rẻ này.

Tại sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh những ngày qua luôn tấp nập người mua kẻ bán, với đội ngũ môi giới đông đảo ăn hỏa hồng thấp.

Chị Nguyễn Thị Hương khi đang tìm khách mua lại căn hộ của mình hào hứng giới thiệu: “Tới nay những căn có diện tích 36m2 và 38m2 với giá gốc 10 triệu/m2 đã bán hết. Nếu em thật sự cần chị có thể tìm cho, nhưng giá chênh 2, 3 triệu đồng/m2 so với giá gốc”.

Thắc mắc về giấy tờ, pháp lý chị Hương cho hay, hiện tại chưa có công văn cấp sổ cho những căn 36m2 và 38m2, chỉ những căn từ 40m2 trở lên mới có sổ đỏ.

“Những căn dưới 40m2 chỉ có hợp đồng mua bán, sang tên, chị mua thế nào thì bán lại cho em như thế, không vấn đề gì cả. Ngay như em có mua chung cứ mini tư nhân cũng mất 600-700 triệu đồng, cũng đâu có sổ gì”, chị Hường cho biết thêm.

Cũng theo một số khách hàng mua nhà ở sàn Mường Thanh, những căn nhỏ dưới 40m2 không được cấp sỏ đỏ, nên độ chênh giá cũng thấp. Còn những căn có giấy tờ (trên 40m2) độ chênh cao tời vài chục triệu đồng.

Hiện tại những căn có diện tích 47,31m2, gốc là 14,3 triệu đồng/m2 đang được săn tìm nhiều nhất, vì vậy giá cũng được đẩy lên khá cao, nhiều người ra giá chênh với giá gốc có thể lên tới 70 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí, hướng nhà, số tầng...

Sai quy chuẩn tỉ lệ căn hộ
Theo Quyết định số 23/2004/QĐ-BXH ngày 02/11/2004 của Bộ Xây dựng về Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN 323:2004 "Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế") có quy định: “Các căn hộ trong nhà ở cao tầng được phân thành 3 loại: nhỏ (A), trung bình (B) và lớn (C). Tỷ lệ số lượng các căn hộ giữa loại nhỏ, trung bình và lớn là 1: 2: 1.

Trong khi các cơ quan vẫn đang nghiên cứu thì chủ đầu tư dự án nhà Đại Thanh đã đi trước đón đầu chính sách nhà diện tích nhỏ.


Cụ thể, trong một dự án nhà thương mại cứ một căn hộ nhỏ 50-70m2, phải có hai căn hộ trung bình từ 75-100m2 và một căn hộ lớn từ 105m2 trở lên (tỷ lệ 25% căn hộ diện tích nhỏ, 50% căn hộ diện tích trung bình và 25% căn hộ diện tích lớn).
Tuy nhiên, thực tế tìm hiểu của chúng tôi được biết, Dự án nhà Đại thanh phần lớn là các căn hộ có diện tích nhỏ, căn hộ có diện tích lớn nhất cũng chỉ 76,86m2, với thiết kế 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, 1 phòng khách và bếp.

Huy động vốn trái luật

Ngoài ra, theo khoảng 1, Điều 39, Luật Nhà ở năm 2005 quy định: “Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng”.

Trong khi đó, Dự án nhà Đại Thanh có tiến độ nộp tiền chi làm 5 đợt, mỗi đợt 20% giá trị hợp đồng (GTHĐ). Cụ thể, đợt 1: Vào tên Hợp Đồng đóng 20% GTHĐ; đợt 2: Xong thô Tầng 10 đóng tiếp 20% GTHĐ; đợt 3: Xong thô Tầng 20 đóng tiếp 20% GTHĐ; đợt 4: Xong thô Tầng 30 đóng tiếp 20% GTHĐ; đợt 5: Khi giao nhà đóng nốt 20% GTHĐ.

Như vậy, khi dự án mới xây xong phần thô khách hàng đã phải đóng tới 80% giá trị hợp đồng, điều này trái hoàn toàn với Luật Nhà ở 2005.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi! Độc giả nhớ cung cấp số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ!

Ngày 11/12/2012, gia đình của bệnh nhân bà Nguyễn Thi Ngoạt (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã nhận được kết luận của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM, công văn số 7601/SYT-TTra, ký ngày 10/12/2012 do Giám đốc Sở Nguyễn Tấn Bỉnh ký. 

Kết luận này có được sau gần 6 tháng bà Ngoạt bị tử vong do gãy xương đùi trái, được mổ và điều trị tại bệnh viện Pháp - Việt (FV). 

Nguyên nhân cái chết của cụ Nguyễn Thị Ngoạt (Vũng Tàu) được hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM nhận định: "Người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ như: Lớn tuổi, tiểu đường, tăng huyết áp, men gan tăng nhưng không được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn để đánh giá đầy đủ tình trạng người bệnh trước mổ...".

Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Tp.HCM kết luận nguyên nhân tử vong của cụ Ngoạt là do suy đa phủ tạng do sốc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật kết hợp xương gãy liên mấu chuyển xương đùi trái trên người bệnh lớn tuổi, tiểu đường, cao huyết áp, xơ gan.

Nhật ký điều trị 2 ngày trước khi ông Mai Trung Kiên tử vong tại FV
Nhật ký điều trị 2 ngày trước khi ông Mai Trung Kiên tử vong tại FV
Có kết quả của Cục quản lý khám chữa bệnh, FV vẫn cố tình che đậy?
Có kết quả của Cục quản lý khám chữa bệnh, FV vẫn cố tình che đậy?
Thêm bệnh nhân
Thêm bệnh nhân "tố" bệnh viện FV tắc trách, gây chết người
Hội đồng chuyên môn cũng nhấn mạnh về sai sót của bệnh viện FV trong khâu chuẩn bị trước khi mổ. Công văn có nêu rõ: "Người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ như: Lớn tuổi, tiểu đường, tăng huyết áp, men gan tăng nhưng không được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn để đánh giá đầy đủ tình trạng người bệnh trước mổ (không có siêu âm tim, siêu âm bụng, x-quang phổi, ion đồ, tổng phân tích nước tiểu)". 

Trước đó, như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin: ngày 28/5/2012, bà Ngoạt bị gãy xương đùi trái, sau khi gia đình đưa vào bệnh viện Pháp - Việt để điều trị, FV cho biết có thể mổ bắt vít cho bà Ngoạt. Mặc dù biết trước cụ có bệnh tiểu đường và men gan cao, bệnh viện FV vẫn khăng khăng: các bệnh trên nằm trong tầm kiểm soát của bệnh viện.

Tuy nhiên, 2 ngày sau ca mổ, khi bác sĩ tháo dụng cụ hỗ trợ ra thì sức khỏe bà Ngoạt biến chuyển theo chiều hướng xấu như sốt, ói, tăng huyết áp, nói sảng, đau bụng, bụng bị trương lên, muốn đại tiện nhưng không tự đi được.

Ngày thứ 3 sau khi nằm tại bệnh viện FV để điều trị, bà Ngoạt đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu, sau đó đã tử vong.

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thanh, cháu của bà Ngoạt cho biết: Tại các buổi làm việc trực tiếp với FV, vấn đề làm các xét nghiệm và hội chẩn trước khi mổ đã được gia đình của bà Ngoạt  đề cập rất nhiều lần và chất vấn gay gắt với ban Giam Đốc và các bác sĩ bệnh viện FV. Khi gia đình đặt câu hỏi: “Tại sao FV không làm các xét nghiệm và hội chẩn kĩ trước khi mổ bệnh nhân?" thì TGĐ Jean Maral Guiilon trả lời rằng: “bệnh viện FV chúng tôi không làm thể làm hết các xét nghiệm của bà Ngoạt được, vì nếu làm hết các xét nghiệm cho bà Ngoạt thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí, viện phí của gia đình".

“Mặc dù, do sai sót của bệnh viện FV (không hội chẩn để đánh giá đầy đủ tình trạng người bệnh trước mổ) đã gây ra cái chết cho bà Ngoạt nhưng gia đình chúng tôi vẫn phải trả một khoản phí khá đắt (gần 500 triệu đồng)” – ông Thanh xót xa.

Ông cho rằng: Chính sự tắc trách, cẩu thả và vô trách nhiệm của bệnh viện FV đã gây ra cái chết đau lòng cho gia đình ông. 

“Sự mất mát này không gì có thể bù đắp được. Sự lên tiếng của gia đình chúng tôi cũng như các gia đình của  bệnh nhân khác là với mong muốn bệnh viện FV phải đối diện với sự thật, nhìn nhận các sai sót của mình để khắc phục  những tồn tại còn hạn chế về mặt y đức và chuyên môn, nhằm phục vụ tốt hơn trong việc khám và chữa bệnh cho cộng đồng sau này.. 

Đồng thời, bệnh viện FV phải có trách nhiệm về những hậu quả do sự tắc trách của mình đã gây ra đối với bệnh nhân và các gia đình của bệnh nhân” – ông Thanh nói.

Gửi thư đến đường dây nóng Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, chị Hoàng Thùy Linh (Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) bức xúc cho biết: “Tôi tham gia cuộc thi “Hoài bão của tôi” đợt 1 do kênh thông tin về lĩnh vực giáo dục - đào tạo Dihoc.com.vn tổ chức (diễn ra từ ngày 10/10/2011 và đã kết thúc ngày 10/1/2012.). Bài viết của tôi mang mã số 32 “Vì bố con sẽ làm tất cả” đã may mắn đạt giải Bài dự thi có số người bình chọn nhiều nhất với giá trị giải thưởng là 8 triệu đồng.
Cuộc thi "Hoài bão của tôi" do trang Dihoc.com.vn tổ chức
Khi Ban tổ chức thông báo trao giải thưởng ngày 28/2/2012, tôi có liên lạc nhiều lần với Trưởng ban tổ chức là anh Nguyễn Anh Tài. Anh Tài thông báo tôi gửi thông tin cá nhân để anh ấy xác nhận. Tuy nhiên sau đó, tôi đã gửi đến 3 lần mà không thấy Ban tổ chức chuyển giải thưởng cho tôi.
Mãi đến tháng 5/2012, tôi mới nhận được giải thưởng gửi từ TP.Hồ Chí Minh ra là 3 triệu đồng, trong khi đó giải thưởng bài dự thi có số người bình chọn nhiều nhất của tôi phải là 8 triệu đồng.
Tôi có liên lạc với anh Tài để xác nhận lại và sau đó, Ban tổ chức) thông báo là đã chuyển nhầm tiền cho tôi (Ban tổ chức đã trao giải nhầm lẫn giữa bài được bình chọn nhiều nhất và người bình chọn nhiều nhất - bài dự thi được bình chọn nhiều nhất là 8 triệu đồng còn người bình chọn nhiều nhất là 3 triệu đồng).
Thông báo của Ban tổ chức về việc nhầm lẫn giữa giải được bình chọn nhiều nhất và người tham gia bình chọn nhiều nhất. 
Sau 3 tháng, tôi không thấy Ban tổ chức gửi nốt tiền thưởng nên ngày 22/8/2012, tôi có nhờ báo chí viết để phản ánh về việc này. Vài ngày sau đó, anh Tài đã gửi ra thêm 2 triệu đồng cho tôi. Như vậy, tổng cộng tôi mới nhận được 5 triệu đồng từ Ban tổ chức.
Phản ánh lại việc này với Ban tổ chức, tôi được anh Tài hứa hẹn: “Đợi bên anh sắp xếp rồi gửi sau”. Tuy nhiên, đến nay tôi cũng chưa biết khi nào anh Tài sẽ chủ động liên lạc với tôi để gửi nốt 3 triệu còn lại. 
Bài dự  thi của chị Linh "Vì bố con sẽ làm tất cả"  có số lượng bình chọn nhiều nhất, giải thưởng là 8 triệu đồng.
Thêm nữa, tôi thấy Trưởng ban tổ chức là anh Nguyễn Anh Tài có cách hành xử rất khó hiểu trong vấn đề trao giải thưởng. Trong quá trình đi “đòi” giải thưởng, tôi là người luôn chủ động liên lạc với anh ấy trước nhưng anh Tài đều đưa ra nhiều lý do để lần khất. Tôi đã nhiều lần gọi điện nhưng anh Tài không nghe máy và cũng không hề gọi lại cho tôi, điều đó đã xảy ra rất nhiều lần.
Điện thoại của Trưởng ban tổ chức cuộc thi, anh Nguyễn Anh Tài luôn trong tình trạng "thuê bao không liên lạc được".
Như vậy đã gần 10 tháng kể từ ngày kết thúc cuộc thi tôi vẫn chưa nhận đủ số tiền giải thưởng, trong khi đó bên Ban tổ chức thì cứ lần khất hết lần này đến lần khác và giờ thì im lặng".
Sau khi nhận được đơn phản ánh của chị Hoàng Thùy Linh về việc Ban tổ chức cuộc thi “Hoài bão của tôi” chậm trễ trong việc trao tiền thưởng, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã nhiều lần gọi điện cho Trưởng ban tổ chức cuộc thi là anh Nguyễn Anh Tài để xác minh nhưng số điện thoại của anh Trưởng ban tổ chức luôn trong tình trạng “thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”.

* Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tìm hiểu vụ việc và sớm thông tin đến bạn đọc.
Cuộc thi "Hoài bão của tôi" do trang www.dihoc.com.vn tổ chức với mục đích, nội dung: “Tuổi trẻ viết về hoài bão là một cách xác lập mục tiêu học tập hôm nay, định hướng phục vụ xã hội ngày mai; là nhắn nhủ trách nhiệm với chính bản thân, chia sẻ khát vọng tương lai với bạn bè cùng thế hệ…". Cuộc thi dành những phần thưởng giá trị cho người trúng giải. GS Trần Văn Khê là thành viên ban giám khảo.